This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Những Lưu Ý Bỏ Túi Khi Nâng Nền Nhà Kèm Báo Giá

 Nhà xuống cấp sụt lún làm nền nhà thấp hơn mặt đường gây nên nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày như nước bẩn, bụi bặm tràn từ bên ngoài vào trong nhà… Nâng nền nhà là giải pháp kỹ thuật được ưa chuộng bởi chi phí thấp nhưng vẫn giúp tăng chiều cao mặt bằng hiệu quả. 

Muốn nâng nền nhà đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất, đừng bỏ lỡ các kinh nghiệm thi công quý báu ở bài viết sau!

1TOP Kinh Nghiệm Nâng Nền Nhà Hiệu Quả

Lựa Chọn Vật Liệu Nâng Nền Thích Hợp, Chất Lượng

Hiện nay, bê tông nhẹ là vật liệu nâng nền được đánh giá cao, khắc phục các nhược điểm của cát, xỉ (không chắc chắn, tuổi thọ thấp) và xốp, đất (khả năng chịu lực kém). Loại vật liệu này trọng lượng rất nhẹ, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình chung và sở hữu độ cứng vượt trội. 

Nếu thi công đúng kỹ thuật và mua được vật liệu chất lượng thì độ cứng của bê tông nhẹ lên đến 1-2 mpa. Thế nên sử dụng bê tông nhẹ nâng nền thì gia chủ không cần lo ngại vấn đề sụt lún.

sử dụng bê tông nhẹ nâng nền thì gia chủ không cần lo ngại vấn đề sụt lún

Sử dụng bê tông nhẹ nâng nền thì gia chủ không cần lo ngại vấn đề sụt lún

Lưu ý để chọn được vật liệu bê tông nhẹ chất lượng:

  • Mua sản phẩm của các thương hiệu danh tiếng trên thị trường.
  • Chọn nguồn cung là các đại lý phân phối trực tiếp của sản phẩm hoặc các cửa hàng lớn uy tín. 

Tiến Hành Nâng Nền Nhà Đúng Quy Trình Kỹ Thuật

Bước 1: Khảo sát hiện trạng nền nhà ở

Tiến hành đo đạc chiều cao từ nền nhà cũ và mặt đường đến trần nhà.

  • Chiều cao từ mặt đường đến trần > 3m thì nâng nền cao hơn so với mặt đường 10 – 20cm.
  • Chiều cao từ mặt đường đến trần < 2.8m thì không nên nâng nền vì không an toàn và gây bí bách cho không gian sống. 
  • Chiều cao từ nền nhà cũ đến trần sẽ quyết định cần nâng nền bao nhiêu để phù hợp với mặt đường. 
Khảo sát tình trạng để đưa phương án hợp lý

Khảo sát tình trạng để đưa phương án hợp lý

Ngoài đo chiều cao, bạn cần khảo sát để xác định nguyên nhân cần nâng nền:

  • Nền nhà sụt lún vì kết cấu công trình sai thì cần xem lại phương án làm móng đã thích hợp chưa hoặc gia cố nền chắc chắn hơn. 
  • Nâng nền vì nguyên nhân khác cần cân nhắc nền có khả năng chịu tải trọng ngôi nhà tốt không, có cần thay đổi trần nhà, cửa sổ… hay không.

Bước 2: Xử lý nền nhà cũ đúng kỹ thuật

  • Phá vỡ lớp bề mặt gạch cũ, sau đó kiểm tra và sửa chữa các kết cấu hư hỏng (nếu có).
  • Dọn sạch sẽ và làm phẳng bề mặt nền cũ.
Xử lý nền nhà cũ đúng kỹ thuật

Xử lý nền nhà cũ đúng kỹ thuật

Bước 3: Thi công nâng nền 

  • Đổ vật liệu nhẹ/ xà bần/ đất đạt đến độ cao cần nâng nền (nên trừ hao khoảng 8cm).
  • Tưới nước và dầm kỹ để lớp vật liệu ban đầu đạt độ nén đúng tiêu chuẩn. Sau đó cán bê tông lên bề mặt dày 5cm làm cứng lớp nền.
  • Lớp vữa dày ít nhất 2cm phủ bên trên và nghiêng về hướng thoát nước. 
  • Lát gạch hoàn thiện. 
Lát gạch hoàn thiện sau khi nâng nền

Lát gạch hoàn thiện sau khi nâng nền

Đảm Bảo Nhà Cân Đối Sau Khi Nâng Nền

Nâng nền thường kết hợp với thi công trần cho tổng thể nhà cân đối hài hòa. Một số trường hợp nâng nền nhưng không nâng trần thì có thể tiến hành những cải tạo sau: 

  • Chỉnh kích thước hệ thống cửa phù hợp với nền mới nâng. 
  • Thay thế nội thất bằng các thiết bị chân thấp để “ăn gian” chiều cao trần nhà. 
  • Loại bỏ bớt tranh ảnh, vật trang trí treo tường khổ lớn.
  • Sơn trần nhà bằng màu sáng, trang trí họa tiết trần nhỏ dần về trung tâm giúp đánh lừa thị giác trần nhà cao hơn. 
  • Sử dụng sơn tường màu sáng.

2Cập Nhật Báo Giá Nâng Nền Nhà Mới Nhất

Giá nâng nền nhà ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Vật liệu thi công.
  • Phương pháp nâng nền.
  • Vị trí nhà (ở đâu? có xây dựng trên nền đất bùn, đất yếu hay không…?)
  • Điều kiện thi công.

Bảng giá nâng nền nhà dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể điều chỉnh tùy theo đơn vị và thị trường: 

Hạng mục

Đơn giá (VNĐ/m3)

Nâng nền nhà với cát + đá mi

500.000

Nâng nền nhà với xà bần

400.000

Cán nền 

100.000

Lót gạch 

300.000 – 500.000

Hạng mục thi công nâng nền không cần xin cấp phép xây dựng từ nhà nước do đó bạn có thể bỏ qua vấn đề này. Hi vọng tổng hợp kinh nghiệm khi nâng nền nhà và báo giá tham khảo sẽ hữu ích cho bạn trong việc cải tạo không gian sống đẹp, chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cá nhân. 

Kinh Nghiệm Khi Nâng Nền Nhà + Báo Giá Tham Khảo 2

Nếu bạn có nhu cầu mua vật liệu xây dựng ngành sơn, liên hệ Khối Lập Phương để nhận được sản phẩm chính hãng – chất lượng – giá cạnh tranh. Chúng tôi hợp tác với nhiều thương hiệu sơn nổi tiếng trong và ngoài nước như Toa, Nippon, Joton, Jotun… nên có khả năng đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Khi mua hàng tại Khối Lập Phương, bạn được miễn phí tư vấn lựa chọn dòng sơn nội ngoại thất phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Đơn vị hỗ trợ vận chuyển trên toàn quốc và thanh toán linh hoạt bằng nhiều phương thức. Liên hệ ngay!

Nguồn: https://khoilapphuong.vn/kinh-nghiem-khi-nang-nen-nha/

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Mẹo Sơn Nhà Cũ Đẹp Như Mới Nên Bỏ Túi

 Sơn lại tường là một trong những phương án “thay áo mới” hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho căn nhà. Đây cũng là hạng mục thường gặp khi gia chủ có nhu cầu nâng cấp, cải tạo không gian sống của mình. Tuy vậy, có rất nhiều trường hợp sơn lại nhà cũ nhưng không đảm bảo được độ bóng, mịn, khiến ngôi nhà trông rất mất thẩm mỹ.

Vậy làm thế nào để sơn lại nhà cũ đẹp như mới? Cùng Khối Lập Phương khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Có Kế Hoạch Sơn Sửa Nhà Rõ Ràng

Nhu cầu sơn sửa nhà hiện tại của bạn là gì? Bạn chỉ sơn lại nhà hay có sửa chữa, nâng cấp, cải tạo không gian nội ngoại thất nữa?

Nếu chỉ sơn lại tường cũ (do tường lâu năm bị bám bẩn, nứt nẻ, bong tróc,… hoặc đơn giản là bạn muốn đổi màu sơn) thì quy trình sơn mới khá nhẹ nhàng. Còn nếu bạn còn phải sửa chữa, cải tạo nhà thì phải sắp xếp thứ tự các hạng mục hợp lý, tránh làm hư hỏng lớp sơn mới. Tùy vào mục đích sơn sửa nhà mà bạn sẽ có kế hoạch cải tạo tường, chọn màu sắc, loại sơn, thời điểm sơn,… phù hợp.

kinh nghiệm sơn lại nhà cũ

Lên kế hoạch sơn nhà rõ ràng

Chọn Màu Sơn, Loại Sơn Như Thế Nào?

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều màu sơn đa dạng, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dùng. Tuy vậy, màu sơn thực tế có được như bảng màu mẫu hay không thì phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sơn.

>>> Đề xuất tham khảo: Hướng Dẫn Chọn Màu Sơn Nhà Theo Phong Thủy

Để đảm bảo chọn được màu sơn tường như ý, tốt nhất bạn nên tham khảo những thương hiệu sơn có tên tuổi như: Jotun, Seamaster, Indu, Kova, Nippon, Toa,… và mua tại những đại lý phân phối uy tín, tránh tình trạng mua phải sơn giả, sơn nhái.

Kinh Nghiệm Sơn Lại Nhà Cũ Đẹp Như Mới 4

Kinh nghiệm chọn màu sơn nhà đẹp

Một số lưu ý khi chọn màu sơn:

  • Màu sơn nên hợp với phong cách thiết kế và nội thất của căn nhà.
  • Màu sơn hợp phong thủy với chủ nhà.
  • Màu sơn phù hợp với diện tích nhà (nhà hẹp quá thì nên chọn những gam màu tương phản, tránh sử dụng màu tối cho tất cả không gian).
  • Màu sơn phù hợp với điều kiện ánh sáng và khí hậu thời tiết. (Ví dụ: Nhà ở vùng hay mưa, ngập thì nên tránh những màu dễ cũ như trắng, kem. Nhà ở nơi có điều kiện ánh sáng yếu thì tránh những màu tối…)

Bên cạnh việc chọn màu, bạn cũng cần chọn những loại sơn phù hợp với nhu cầu sơn nhà của mình. Thông thường, có những loại sơn cơ bản trong thi công sơn tường nhà là: sơn nội thất, sơn ngoại thất và sơn lót.

Nếu muốn nâng cấp hơn cho lớp sơn, bạn có thể tham khảo thêm các loại sơn chuyên dụng như: sơn chống nóng, sơn chịu nhiệt, sơn chống ố,… hay các dòng sơn trang trí đặc biệt như: sơn giả đá, sơn nhũ, sơn giả gỗ…. Để chọn được sản phẩm phù hợp, bạn có thể tham khảo ý kiến của đội thợ chuyên thi công sơn nhà hoặc nhân viên tư vấn của đại lý sơn.

Chú Ý Điều Kiện Thời Tiết

Khí hậu và thời tiết không những tác động đến độ thẩm mỹ của lớp sơn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự bền màu và khả năng chống thấm. Nên để sơn lại nhà cũ hiệu quả nhất, bạn cần chú ý đến một số điểm sau:

  • Chọn những thời điểm thuận lợi để sơn lại nhà (ít nhất thời tiết phải khô ráo).
  • Tùy vào điều kiện khí hậu và thời tiết nơi bạn ở mà nên chọn loại sơn ngoại thất phù hợp, có khả năng chống chọi với những tác động bên ngoài tốt.
kinh nghiệm sơn nhà cũ

Chọn ngày nắng ráo để sơn nhà

Quy Trình Chuẩn Bị Khi Sơn Lại Nhà Cũ

Xử lý tường và sơn cũ

Xử lý tường và sơn cũ là một công đoạn quan trọng. Nếu làm tốt, lớp sơn mới sẽ bám chắc, bền, mịn và đẹp như mới. Ngược lại, bức tường sẽ bị thô ráp, sần sùi mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng và làm lãng phí sơn nếu không được xử lý kỹ càng.

kinh nghiệm sơn lại nhà cũ

Xử lý tốt tường cũ trước khi sơn mới

Tham khảo: Thông Tin Về Sản Phẩm Sửa Chữa Và Bảo Vệ Bê Tông Chính Hãng

Những lưu ý khi thực hiện:

  • Với các lớp sơn liên quan đến vữa: cần cạo hết lớp vữa thừa ra và trát lại cho đều..
  • Với các lớp sơn cũ còn độ bám dính tốt: cần làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt là được. Tuy nhiên, nếu màu sơn cũ quá lệch tông với sơn mới, có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ lên màu của sơn, bạn nên sơn một lớp màu trắng trước khi đè sơn mới lên.
  • Với các bức tường bị nứt nẻ hay có lỗ đinh: cần trát phẳng lại trước khi sơn.
  • Với các lớp sơn cũ không còn bám dính tốt: nên dùng bàn chải sắt để loại bỏ hoàn toàn chúng, sau đó vệ sinh tổng thể lại bề mặt tường và trét bột.

* Cách kiểm tra độ bám dính của lớp sơn cũ: sử dụng băng keo dính loại 1 dán chắc chắn lên tường khoảng 20cm rồi bóc ra, nếp lớp sơn bị bong tróc thì độ bám dính của chúng không còn tốt nữa

Tham khảo: Cách Sử Dụng Sơn Joton Hiệu Quả Trong Cộng Nghiệp

Các bước sơn mới

Sau khi xử lý xong tường và lớp sơn cũ, bạn thực hiện sơn lại nhà cũ theo các bước sau:

  • Bước 1: Thu xếp và che đậy gọn gàng các đồ đạc, nội thất trong nhà. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn: giấy nhám, sơn, cọ quét, con lăn…
  • Bước 2: Vệ sinh tường lại một lần nữa, đảm bảo bề mặt tường sạch sẽ, khô ráo và bằng phẳng.
  • Bước 3: Có thể sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng để phủ lên bề mặt tường (nên sơn 2-3 lớp phủ, mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng).
  • Bước 4: Sơn một lớp sơn lót để bức tường bền đẹp hơn.
  • Bước 5: Sơn 1-2 lớp sơn màu.
Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ đẹp

Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ đẹp

Bạn có thể quan sát lớp sơn được đều hay chưa bằng cách sử dụng đèn pin hay bóng đèn để chiếu vào tường. Nếu thấy bề mặt tường sáng đều và không để lại vết loang lổ nhiều thì đã đạt. Xem chi tiết bài viết: Quy trình sơn nhà đúng chuẩn

Việc sơn lại nhà cũ đẹp không quá phức tạp. Nhưng để sơn nhà bền đẹp như mới thì cần sử dụng màu sơn chất lượng, kỹ thuật sơn tốt và đúng quy trình. Vì thế, hãy thật kỹ càng trong từng công đoạn nhé.

Mọi thắc mắc về màu sơn, loại sơn cũng như các sản phẩm sơn chính hãng, bạn có thể liên hệ với Khối Lập Phương qua hotline 091.515.3335 để được tư vấn. Chúc bạn nhanh chóng sở hữu được ngôi nhà như ý!

Nguồn: https://khoilapphuong.vn/kinh-nghiem-son-lai-nha-cu-dep-nhu-moi/

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

Giải Pháp Hợp Lý Cho Những Nhà Đang Phân Vân Sơn Tường Hay Ốp Gạch

 Trong công tác hoàn thiện nhà ở, việc trang trí cho tường nhà luôn là vấn đề được các chủ nhà đặc biệt quan tâm. Vậy giữa sơn tường và ốp gạch, đâu được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất cho công trình nhà ở?

Đây có lẽ là thắc mắc của không ít gia chủ, bởi có nhiều ngôi nhà đã ốp gạch cho tường và mang đến hiệu quả vô cùng sang trọng, bên cạnh đó cũng có những không gian được sơn tường nhưng vẫn không hề thua kém tường ốp gạch về sự đẳng cấp và sức hút.

Những thắc mắc xoay quanh vấn đề chọn ốp gạch hay sơn tường cho nhà ở cũng chính là chủ đề mà Khối Lập Phương muốn chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết lần này. Cùng theo dõi để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất cho ngôi nhà của mình nhé.

Sơn tường & ốp gạch: Chọn giải pháp nào cho căn nhà?

Sơn tường & ốp gạch: Chọn giải pháp nào cho căn nhà?

1. Ưu Nhược Điểm Của Phương Pháp Sơn Tường Và Ốp Gạch

Phương pháp sơn tường

Ưu điểm:

+ Chi phí vật liệu sơn rẻ hơn nhiều so với gạch ốp.

+ Giá nhân công sơn tường thấp hơn nhân công ốp gạch.

+ Dễ dàng sơn lại tường nếu có hiện tượng phai màu hoặc khi có nhu cầu thay đổi theo sở thích.

+ Đối với tường sơn, việc thực hiện khoan tường để lắp đặt thêm các thiết bị cần thiết cũng dễ dàng hơn so với tường ốp gạch.

Nhược điểm:

+ Tường nhà quét sơn dễ bị bẩn do trẻ nhỏ, bụi bẩn, ẩm mốc.

+ Vệ sinh tường sơn khó khăn hơn so với tường ốp gạch.

Phương pháp sơn tường nhà

Phương pháp sơn tường nhà

Phương pháp ốp gạch tường

Ưu điểm:

+ Tường nhà ốp gạch chống ẩm mốc, chống mùi hiệu quả.

+ Việc vệ sinh tường ốp gạch dễ dàng, nhanh chóng hơn tường sơn.

Nhược điểm:

+ Chi phí mua vật liệu, thuê nhân công ốp tường gạch cao hơn sơn tường.

+ Thời gian thi công dài hơn sơn tường.

+ Một khi tường đã ốp gạch, việc tháo dỡ nếu có nhu cầu thay đổi màu sắc sẽ rất khó khăn, tốn kiếm tiền bạc và thời gian.

+ Việc khoan lỗ trên tường ốp gạch sẽ dễ làm ảnh hưởng đến kết cấu lớp gạch ốp, gây mất thẩm mỹ.

Phương pháp ốp gạch tường

Phương pháp ốp gạch tường

>>> Bài viết liên quan: Nên sơn màu gì cho nhà đẹp và sang trọng nhất – Theo dõi những chia sẻ đến từ các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm.

2. Nên Chọn Sơn Tường Hay Ốp Gạch Cho Nhà Ở

Trước khi đi sâu vào vấn đề chọn sơn tường hay ốp gạch, bạn cần biết rằng: thực tế việc chọn ốp gạch hay sơn cho tường nhà đều mang đến cho không gian những nét ấn tượng riêng. Điều quan trọng là cần đưa ra ý tưởng hợp lý cho từng khu vực chức năng. Và điều đó được cụ thể hóa như thế nào? Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây:

Trong khu vực chức năng

Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,… là những không gian chức năng của nhà ở. Ở các khu vực này, ấm cúng – gần gũi – dễ chịu được xem là những yếu tố luôn được đề cao.

Nếu chọn ốp gạch cho tường, các thành viên trong gia đình ít nhiều không tránh khỏi cảm giác lạnh lẽo, đặc biệt là vào mùa mưa hay mùa lạnh. Vì thế hãy ưu tiên lựa chọn việc sơn tường cho các khu vực chức năng, đặc biệt là các gam màu nóng, màu trung tính để gia tăng giảm giác ấm áp và gần gũi.

chọn sơn tường cho phòng khách

Nên chọn sơn tường cho phòng khách

Ở khu vực ngoại thất và công trình phụ

Khu vực tường ngoại thất, với đặc thù thường xuyên hứng chịu các tác động xấu từ môi trường ngoài (nắng, mưa, bụi bẩn,…), việc chọn gạch ốp tường là giải pháp hợp lý.

Lựa chọn này cũng rất phù hợp với các công trình phụ (nhà vệ sinh, nhà tắm). Bởi với đặc điểm môi trường có độ ẩm cao, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất tẩy rửa thì gạch ốp tường sẽ giúp cho không gian được sạch sẽ, sang trọng và lâu bền hơn.

Chọn ốp gạch tường cho nhà tắm, phòng vệ sinh

Chọn ốp gạch tường cho nhà tắm, phòng vệ sinh

>>> Bài viết hay: Chia sẻ những nguyên tác phối màu cho căn nhà bạn nhất định phải nắm rõ.

Qua đây có thể thấy rằng, dù là phương pháp sơn tường hay ốp gạch tường đều sở hữu những ưu điểm sáng giá và tồn tại những hạn chế nhất định. Vận dụng từng phương pháp vào từng không gian phù hợp sẽ là giải pháp lý tưởng giúp nhà ở của bạn ấn tượng, ấm áp hơn.

Mong rằng những thông tin vừa được Khối Lập Phương chia sẻ vừa rồi đã cung cấp cho bạn cái nhìn khách quan nhất về hai phương pháp trang trí tường: sơn và ốp gạch. Và có lẽ, sau khi xem xong bài biết thì bạn cũng đã có được đáp án cho câu hỏi “Nên Chọn Sơn Tường Hay Ốp Gạch Cho Nhà Ở” rồi phải không?

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Những Kinh Nghiệm Bỏ Túi Khi Muốn Mở Đại Lý Sơn

 Nhu cầu xây mới, sửa sang nhà ở/nơi kinh doanh luôn thường trực trong cuộc sống, từ nông thôn đến thành thị. Trước tình hình đó, nhu cầu sử dụng sơn cũng tăng cao, kéo theo sự xuất hiện của nhiều đại lý cung cấp sơn.

Ngành kinh doanh sơn đang hot hiện nay với tiềm năng phát triển mạnh, để mở đại lý sơn thành công thì không quá phức tạp, tuy nhiên cũng không dễ dàng với những người mới bắt đầu. Có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và chiến lược kinh doanh thông minh sẽ giúp bạn thuận lợi hái “quả ngọt” trong lĩnh vực này. Cùng tham khảo Top Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Sơn Thành Công.

1Đánh Giá Tính Khả Thi, Tỷ Lệ Thành Công

Để kinh doanh đại lý sơn thành công, trước hết bạn cần đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường, sự phù hợp với bản thân để tránh tốn công sức, tiền bạc nhưng lại không hiệu quả.

Hướng dẫn kinh nghiệm mở đại lý sơn

Hướng dẫn kinh nghiệm mở đại lý sơn

Cụ thể:

  • Khu vực dự định mở đại lý sơn có bao nhiêu đại lý đang hoạt động? Họ là đại lý cấp 1, cấp 2?
  • Mức thu nhập trung bình của người dân trong khu vực?
  • Thương hiệu sơn được ưa chuộng trong khu vực là gì? Phân khúc bình dân hay cao cấp?…
  • Đồng thời, cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh đại lý sơn của bạn để từ đó có kế hoạch thực hiện cụ thể.

2Xác Định Phân Khúc Khách Hàng

Mới bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên tập trung nguồn lực để chinh phục tệp khách hàng nhất định, đừng ôm đồm quá nhiều phân khúc khác nhau làm giảm hiệu quả công việc.

Tiếp cận tốt một nhóm khách hàng nhất định sẽ mang đến cho đại lý sơn của bạn nguồn lợi nhuận lớn, khi tiềm lực tài chính đủ mạnh và kinh nghiệm dày dặn hơn thì bạn muốn mở rộng tệp khách hàng cũng chưa muộn.

3Chọn Các Hãng Sơn Phù Hợp Để Phân Phối

Khi đã xác định được đối tượng khách hàng, hãy tìm các thương hiệu sơn có thể làm vừa lòng tệp “thượng khách” này. Cụ thể:

  • Chất lượng vẫn là tiêu chí ưu tiên?
  • Giá thành cao – thấp có quan trọng không?
  • Họ ưa chuộng sơn ngoại hay sơn nội địa hơn?…
Chọn thương hiệu sơn uy tín

Chọn thương hiệu sơn phù hợp để phân phối

Phân tích rõ ràng mong muốn của khách hàng, bạn dễ dàng dựa vào đó để lựa chọn hãng sơn phù hợp phân phối (thương hiệu, phân khúc, phần trăm chiết khấu). Lưu ý, thị trường hiện có vô số hãng sơn với chất lượng khác nhau, để kinh doanh bền vững thì nên chọn các hãng sơn chất lượng tốt.

Các thương hiệu sơn uy tín được tin chọn ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo: NipponJotunJoton, Mykolor, KovaToa

4Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Đại Lý Sơn

Nhận diện thương hiệu là yếu tố rất quan trọng để người tiêu dùng có thể biết là tìm đến đại lý của bạn. Đừng lầm tưởng rằng chỉ cần cung cấp sản phẩm tốt, giá hợp lý thì khách hàng sẽ tìm tới bạn, bởi vấn đề đặt ra là: làm sao khách hàng biết bạn là ai? khách hàng dựa vào điều gì để biết đây là đại lý bán sơn chính hãng chứ không phải là sơn kém chất lượng?

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp đại lý sơn của bạn giải quyết hiệu quả vấn đề này – khách hàng dễ dàng nhận ra bạn và có sự tin tưởng khi lựa chọn.

5Chọn Mở Đại Lý Sơn Cấp 1 Hay Cấp 2

Việc chọn làm đại lý cấp 1 hay cấp 2 tốt hơn sẽ dựa vào năng lực, tài chính của bạn. Cả hai hình thức này đều có những ưu và nhược điểm nhất định.

Đặc điểm

Đại lý sơn cấp 1

Đại lý sơn cấp 2

Dễ dàng tiếp cận khách hàng

Có sự hỗ trợ từ nhà máy

Không

Chủ động về vốn và kế hoạch tiêu thụ

Không

Phải chịu áp lực doanh số theo kế hoạch

Không

Được đảm bảo giá cả và hàng tốt nhất

Phụ thuộc đại lý cấp 1

Có thể thấy, nếu làm đại lý cấp 1 thì được lấy trực tiếp từ nhà máy, chiết khấu cao hơn đại lý cấp 2 nhờ không qua trung gian nhưng đi kèm là các điều kiện về doanh số, nguồn vốn lớn. Trong khi đó điều kiện mở đại lý cấp 2 lại dễ hơn, là lựa chọn tốt cho những ai có ít vốn đầu tư

6Nguồn Vốn Mở Đại Lý Sơn

Để gia nhập thị trường kinh doanh sơn thì bạn cần có nguồn vốn nhất định, vốn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô đại lý và khu vực bạn dự định mở bán.

Nguồn Vốn Mở Đại Lý Sơn

Mở Đại Lý Sơn Cần Bao Nhiêu Vốn

Dưới đây là một số khoản chi phí bạn cần chuẩn bị để tránh thiếu hụt ngân sách trong quá trình hoạt động:

  1. Vốn nhập hàng: nhập hàng từ nhà sản xuất/đại lý cấp 1 và vận chuyển về đại lý của mình. Thông thường bạn nên dành 50% tổng ngân sách vào hạng mục này.
  2. Vốn nợ tồn đọng: số tiền đề phòng trường hợp chưa nhận thanh toán từ khách hàng (bán “chịu” cho khách hàng thân thiết) nhưng phải chi trả cho nhà cung cấp.
  3. Vốn sử dụng cho tài sản cố định: khoản phí chi trả mặt bằng, nhân viên, điện nước, vật tư trong cửa hàng… Hạng mục này thường chiếm 20 – 30% tổng ngân sách.
  4. Ngân sách cho quảng cáo: bạn cần trích khoảng 5 – 10% tổng ngân sách để thực hiện quảng cáo cho đại lý sơn (quảng cáo truyền thống, marketing online). Đây là yếu tố quan trọng để khách nhận diện bạn là ai? bạn kinh doanh gì?
  5. Khoản tiền dự phòng rủi ro: để ứng phó các biến cố bất ngờ thì khoản ngân sách dự trù (tầm 10% tổng vốn) là rất cần thiết.

Hy vọng các kinh nghiệm được Khối Lập Phương chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thành công khi mở đại lý sơn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến kinh doanh sơn, vui lòng liên hệ Khối Lập Phương để được giải đáp.