Tuy xuất hiện sau nhưng sơn PU đã dần thay thế phương pháp đánh bóng đồ gỗ truyền thống bằng vecni. Bởi không những giúp bề mặt gỗ đẹp hơn, bóng hơn, sáng hơn mà dòng sơn này còn có khả năng che khuyết điểm hiệu quả.
Nếu đang muốn tìm hiểu về sơn PU (đặc điểm, phân loại, cách dùng,…) thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé. Khối Lập Phương đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về sơn PU đồ nội thất gỗ cho “dân không chuyên”.
Sơn PU Là Gì?
Sơn PU (Polyurethane) là một loại polymer – hợp chất phổ biến trong công nghiệp nhựa và composit, được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Hoạt chất này có đặc tính chịu nhiệt tốt, độ bền cao và khi được pha trộn với một số thành phần khác thì có thể sử dụng để sơn mặt gỗ với nhiều ưu điểm vượt trội.
Sơn PU cho đồ nội thất gỗ thường được sử dụng để gia công làm mới tủ, giường, cửa, bàn ghế, cầu thang, sàn gỗ… nhằm tăng độ thẩm mỹ, độ bền của sản phẩm.
Phân Loại, Thành Phần Sơn PU
Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng foam và dạng cứng:
– Dạng foam: có kết cấu mềm nhẹ, được sử dụng chủ yếu để làm đệm mút trong các loại ghế hoặc làm lớp đệm để bảo vệ các thiết bị, đồ dùng trong quá trình vận chuyển.
– Dạng cứng: là dạng sơn được sử dụng trong tạo bóng, bảo vệ các sản phẩm gỗ được bền, đẹp hơn.
Trong đó, thành phần chính của sơn PU (dạng cứng) gồm có:
- Sơn lót: có khả năng làm phẳng, che khuyết điểm và làm mịn bề mặt gỗ.
- Sơn màu: tạo màu theo yêu cầu để giúp sản phẩm gỗ lên màu đẹp hơn.
- Sơn bóng: tăng độ mới, tạo độ bóng sáng cho bề mặt gỗ.
Những Loại Sơn PU Gỗ Trên Thị Trường
Trên thị trường hiện đang có 3 dòng sơn PU phổ biến, mỗi dòng sản phẩm sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau:
Sơn PU – 1K
Đây là hệ sơn một thành phần gồm nhựa PU và nhựa alkyd cao cấp với những đặc điểm nổi bật như:
- Có độ bám dính và độ bền cao.
- Chống ố vàng và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
- Độ cứng cao.
- Không phai màu, tạo độ bóng tốt.
- Bảng màu sắc phong phú cho người dùng lựa chọn.
Sơn PU – 1K dùng được với đa dạng bề mặt như: nội thất gỗ, kim loại, mây tre đan, đồ gốm,… Tuy nhiên, dòng sơn này không có khả năng chống trầy nên độ thẩm mỹ không đảm bảo được dài lâu.
Sơn giả gỗ
Sơn PU giả gỗ được sử dụng khá nhiều trên thị trường nhằm đem lại sự sang trọng, nổi bật và tự nhiên của chất liệu gỗ. Dòng sản phẩm này được hòa trộn thành phần đa dạng nên tạo ra nhiều hệ màu sắc khác nhau – người dùng có thể lựa chọn hệ màu theo nhu cầu và phong cách nội thất mình hướng đến.
Sơn Vinyl
Sơn Vinyl thường được sử dụng chủ yếu cho dây chuyền sơn công nghiệp, làm lớp sơn lót, sơn phủ cho bề mặt gỗ hoặc kim loại. So với dòng sơn NC thông thường thì sơn Vinyl có nhiều ưu điểm vượt trội hơn:
- Độ bám dính và độ bền uốn tốt.
- Dễ sơn, nhanh khô.
- Tạo màng sơn trong suốt tự nhiên cho sản phẩm.
Điểm trừ của sơn Vinyl là độ cứng không cao, cần phải thi công cẩn thận và chỉ nên sử dụng với các sản phẩm nội thất phù hợp.
Bảng Màu Và Cách Sử Dụng Sơn PU
Bảng màu sơn PU
Sơn PU có bảng màu khá đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí đồ dùng nội thất của khách hàng. Tùy vào từng nhãn hàng mà mức độ phong phú của màu sơn sẽ khác nhau.
Lưu ý, màu sắc thực tế của sơn PU có đúng bảng màu hay không còn tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Kỹ thuật sơn.
- Số lớp sơn.
- Tác động của môi trường.
- Chất lượng sản phẩm sơn.
Để chọn được sản phẩm sơn PU chất lượng, phù hợp với bảng màu như ý, bạn nên liên hệ với đơn vị cung cấp để được tư vấn kỹ càng.
Khối Lập Phương là đại lý phân phối sơn chính hãng chất lượng tại Việt Nam. Sở hữu uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong nghề, chúng tôi tự tin cam kết cung cấp sản phẩm sơn đa dạng, chất lượng, giá phải chăng cùng với chế độ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Đến với Khối Lập Phương, bạn sẽ được tư vấn kỹ càng và tận tâm, đảm bảo chọn được màu sơn, dòng sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khối Lập Phương hỗ trợ tư vấn và vận chuyển toàn quốc nên dù bất cứ đâu, nếu có thắc mắc về sơn, bạn có thể liên hệ qua hotline 0909.470.248 – 0936.543.213 – 091.515.3335 để được giải đáp nhanh chóng.
Cách pha chế sơn PU và quy trình sơn
Pha chế sơn PU không đơn giản như những dòng sơn khác, chúng đòi hỏi một tỉ lệ thật chính xác mới lên màu, độ kết dính và độ bền tốt nhất.
Tỉ lệ pha màu phổ biến:
- Sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng.
- Sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (tùy theo nhu cầu lên màu của từng người).
- Sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (tùy theo độ bóng mong muốn của từng người)
Quy trình sơn đúng cách:
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt.
Nên chà nhám bề mặt gỗ bằng giấy nhám P24O. Nếu có vết khuyết thì dùng bả bột để che khuyết điểm.
Bước 2: Sơn lót lần 1.
Pha sơn lót theo chuẩn và bắt đầu phun đều lên bề mặt sản phẩm. Chú ý thật đều tay để không bị nổi bọt khí.
Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2.
Khi sơn lót khô thì tiếp tục chà giấy nhám P24O để tạo độ mượt trên bề mặt gỗ. Sau đó sơn lót lần 2 để tăng độ thẩm mỹ và độ bền cho sản phẩm.
*Lưu ý: thời gian sơn lót khô là khoảng 30 phút.
Bước 4: Phun màu.
Pha sơn màu theo tỉ lệ chuẩn và bắt đầu phun sơn đều lên bề mặt sản phẩm. Nên sơn 2 lần để lên màu đều và đẹp nhất (lần 1 cách lần 2 khoảng 30 phút).
*Lưu ý: nên sơn ở phòng kín và được lót bọc cẩn thận, tránh bụi và gió mạnh.
Bước 5: Phun bóng.
Đợi sơn màu khô hẳn (khoảng 30 phút) rồi tiếp tục phun sơn bóng đã pha theo tỉ lệ chuẩn để tạo độ bóng cho sản phẩm.
Bước 6: Đóng gói và bảo quản.
Sau khi hoàn thành các bước sơn PU, bạn cần đặt đặt sản phẩm sơn ở nơi khô ráo, tránh bụi bẩn và nắng chiếu trực tiếp – ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ, độ bền và lên màu của sơn. Tốt nhất, bạn nên chờ khoảng 1 ngày để lớp sơn ổn định sau đó mới có thể sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của Khối Lập Phương về sơn PU cho đồ nội thất gỗ. Mọi thắc mắc về bài viết hay các dòng sản phẩm sơn, báo giá sơn,… bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.
Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết này!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét